Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

ĐỊA ĐIỂM VUI CHƠI GIẢI TRÍ Ở QUẬN 1

Thảo Cầm Viên

Thảo Cầm Viên Sài Gòn (tên gọi tắt: Thảo Cầm Viên), tên ban đầu: Vườn Bách Thảo, còn người dân quen gọi Sở thú; là nơi bảo tồn động thực vật ở Sài Gòn, Việt Nam. Đây là vườn thú có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên thế giới. Khuôn viên rộng lớn này hiện tọa lạc ở số 2B Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh. 
Địa Chỉ:  25/2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, TP.HCM
Điện Thoại: 08-3829 1425

Giờ Hoạt Động: 04:30–18:00            

Phố đi bộ Nguyễn Huệ

TITC) - Thời Pháp thuộc, đường Nguyễn Huệ chính là kênh đào Chợ Vải dẫn từ bờ sông Sài Gòn (bến Bạch Đằng ngày nay) vào tận dinh Xã Tây (nay là trụ sở UBND TP. Hồ Chí Minh). Kênh Chợ Vải là tuyến giao thông đường thủy để các tàu buôn cung cấp hàng hóa cho chợ Bến Thành cũ nằm bên bờ sông Bến Nghé và các tàu chở quân nhân vào thành được lưu thông dễ dàng. Dọc hai bờ kênh là hai con đường mà người Pháp đặt tên là Charner và Rigault. Năm 1887, Pháp cho lấp kênh và sát nhập hai con đường thành đại lộ Charner. Đầu đại lộ Charner (phía trước mặt trụ sở UBND TP. Hồ Chí Minh ngày nay) là địa điểm ban nhạc hải quân Pháp thường trình diễn vào những dịp lễ trang trọng. Đại lộ Charner được đổi tên thành đại lộ Nguyễn Huệ vào năm 1956 và trở thành con đường đẹp nhất Sài Gòn thời đó.

Hiện đường Nguyễn Huệ đã được nâng cấp, cải tạo thành phố đi bộ có chiều dài 670m, rộng hơn 60m, gồm 2 phần với điểm nối là vòng xoay Cây Liễu. Phần công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Lê Lợi) đặt tượng đài Bác Hồ bằng hợp kim đồng cao 7,2m, tư thế hướng mặt về sông Sài Gòn. Phía sau tượng đài Bác Hồ là tấm bia ghi sự kiện Uỷ ban Hành chính lâm thời Nam Bộ ra mắt nhân dân thành phố sau thành công của Cách mạng tháng 8/1945. Công viên được bố trí hồ sen, 2 hàng sứ trắng cùng nhiều hoa, cây cảnh rực rỡ sắc màu. Phần quảng trường Nguyễn Huệ (từ đường Lê Lợi đến đường Tôn Đức Thắng) gồm một trục đường đi bộ ở giữa lát đá granite dày 10cm, hai bên là hai làn đường dành cho phương tiện lưu thông. Ngăn cách giữa trục đường đi bộ và hai làn đường là những hàng cây xanh xen kẽ các bồn hoa. Trên các hàng cây lắp đặt hệ thống phun sương mở vào giờ nhất định để làm mát không khí, ngăn bụi và tạo độ ẩm cho cây phát triển. Quảng trường còn được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng nghệ thuật, nhạc nước hiện đại, 2 khu tầng hầm bố trí trung tâm giám sát và điều khiển hệ thống camera, chiếu sáng, nhạc nước, nhà vệ sinh công cộng...

Phố đi bộ Nguyễn Huệ sẽ là nơi tổ chức các buổi diễu hành, mít tinh, lễ hội đường phố, đường hoa, hoạt động triển lãm văn hóa, thể thao, biểu diễn nghệ thuật… của thành phố. Phố đã được phủ sóng wifi miễn phí 24/24 giờ phục vụ du khách tham quan với cổng dung lượng đầu ra có tốc độ 1GB/giây, đảm bảo nhiều người có thể truy cập cùng lúc.
Địa Chỉ: Nguyễn Huệ, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện Thoại: 0838279446

Nhà Hát Thành Phố

Năm 1863, để giúp vui cho quân viễn chinh, một đoàn diễn viên từ Pháp sang biểu diễn tại nhà của Thủy sư đô đốc Bonard ở Quảng trường Đồng hồ (khu vực Nguyễn Du Đồng Khởi ngày nay). Ít lâu sau một nhà hát tạm được xây dựng trên đường Catinat tại vị trí khách sạn Caravelle, đường Đồng Khởi hiện nay.
Đến năm 1898, theo lệnh của Thống soái Hoeffet, một nhà hát mới được khởi công xây dựng bên cạnh nhà hát cũ, là Nhà hát thành phố hiện nay. và được đánh giá là một công trình văn hóa tiêu biểu và tốn kém nhất Sài Gòn thời Pháp thuộc. Công trình do kiến sư Eugene Feret thiết kế, Ernest Guichard thi công, mang phong cách nghệ thuật baroque với các thành phần kiến trúc được tạo thành hình khối, mái gãy, các thức cột tiêu biểu của kiến trúc Hy Lạp, La Mã cổ điển. Vòm thép của vòm mái khán phòng, các cột thép, vì kèo thép, xà gồ thép, ngói, xi măng … đều được đưa từ Pháp sang. Các mô-tip trang trí phỏng theo phong cách trang trí các nhà hát Pháp thế kỷ 19 cũng được đặt làm từ Pháp. Đặc biệt Nhà hát là công trình duy nhất ở thành phố Hồ Chí Minh được lợp bằng ngói đá đen.
Ngày 1 tháng 1 năm 1900 (có người cho là ngày 17 tháng 1) Nhà hát tổ chức buổi trình diễn đầu tiên với đội ngũ diễn viên chủ yếu từ Paris sang.
Năm 1943, trong qui hoạch hiện đại hóa toàn bộ khu trung tâm thành phố, bao gồm ga xe lửa (phía bên phải Nhà hát) và trung tâm thương mại (phía bên trái), Hội đồng thành phố đã thực hiện kế hoạch tân trang mặt chính diện Nhà hát cho phù hợp với diện mạo chung của khu trung tâm.
Năm 1944, trong cuộc chiến chống phát xít Nhật, máy bay quân Đồng Minh ném bom làm sụp phần trái sân khấu và phần mái ngói bên trái của Nhà hát.
Năm 1950, Nhà hát được cải tạo lại để làm trụ sở Hạ nghị viện của Quốc hội. Từ đó cho đến năm 1975, chính quyền Ngô Đình Diệm rồi Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục đặt trụ sở Hạ nghị viện Quốc hội tại đây.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 Nhà hát được trả lại đúng chức năng ban đầu.
Năm 1996, Nhà hát tạm đóng cửa để sửa chữa, phục hồi lại các chi tiết trang trí như khi mới xây dựng. Lễ khánh thành trùng tu tổ chức vào ngày 18 tháng 12 năm1998 cũng là chào mừng thành phố Sài Gòn Hồ Chí Minh tròn 300 năm.
Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định số 1209/QĐ-BVHTTDL ngày 29/3/2012
Địa Chỉ: 7 Lam Son Square, Ben Nghe Ward, District 1, Ho Chi Minh City, Việt Nam
Điện Thoại:  0838237419
Giờ Hoạt Động: 8:00 - 21:00

Công viên Tao Đàn

Suốt ngày, công viên Tao Đàn luôn tấp nập du khách lẫn cư dân địa phương muốn tìm kiếm chút không gian yên tĩnh giữa thành phố. Khách có thể ngả mình thư giãn hay tổ chức picnic trên những bãi cỏ rộng, hay chỉ đơn giản là tụ tập cùng hàn huyên với bạn bè. Nếu có bọn trẻ đi cùng, đừng ngần ngại cho chúng vui đùa tại khu sân chơi cho trẻ.
Vườn Tao Đàn đổi tên là "Công viên Văn hoá Tao Đàn", và có khu dành riêng cho trẻ em chơi. Câu lạc bộ Thể thao Sài Gòn cũng đổi tên là Câu lạc bộ Văn hóa, với một số cửa hàng buôn bán và Cung Văn hóa Lao động Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty Lương thực Sài Gòn cũng mở trụ sở ở đây. Tuy nhiên, vườn vẫn được biết đến với đặc trưng là có nhiều cây xanh. Công viên còn là nơi trưng bày triển lãm hoa xuân mỗi dịp trước Tết Nguyên Đán. Đường Trương Định chạy giữa công viên, chia công viên làm hai phần. Hiện đang có dự án bãi đậu xe và trung tâm thương mại ngầm bên dưới công viên do một công ty trong nước đầu tư.Năm 1992, Đền tưởng niệm các vua Hùng được xây dựng trong công viên, và được trùng tu vào cuối năm 2011
Địa Chỉ: Nguyễn Thị Minh Khai, Bến Thành, Hồ Chí Minh
Điện Thoại: 08-3930 194
Giờ Hoạt Động: 24 giờ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét